Cơ thể bạn trải qua những thay đổi to lớn khi mang thai. Bụng của bạn lớn hơn khi em bé lớn lên. Bạn có thể bị chuột rút, ốm nghén và đủ loại cơn đau nhức không quen thuộc. Tóc và da của bạn cũng có thể trải qua quá trình biến đổi tốt hơn – hoặc tệ hơn. Và nám da là một trong những tình trạng da phổ biến thường gặp trong thai kỳ.

Nếu bạn nhận thấy những mảng da sẫm màu trên mặt, bạn có thể bị nám. Dưới đây là thông tin thêm về tình trạng nám da khi mang thai và sau sinh, tại sao nó lại xuất hiện trong thai kỳ và cách bạn có thể điều trị nó một cách an toàn.

Nám da khi mang thai là gì?

 

Nám da là một dạng của chứng tăng sắc tố da xảy ra phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trong và sau khi mang thai. Chúng có dạng như là các mảng da rộng tối màu trên mặt mặc dù các phần khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Nám da khi mang thai là một chứng rối loạn về da, trong đó các tế bào hắc tố (tế bào tạo màu) trong da tăng cao nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố. Nhiều phụ nữ lần đầu tiên nhìn thấy những mảng nám và đốm giống tàn nhang này trên mặt khi mang thai, nó được gọi là “mặt nạ thai kỳ” hoặc khi họ bắt đầu dùng thuốc tránh thai. Có khoảng 50% – 70% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng nám da.

Nám da có thể bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ của bạn, mặc dù nó thường bắt đầu vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Nám da là một vấn đề về thẩm mỹ. Nó không ảnh hưởng đến em bé. Đối với một số phụ nữ, vết nám biến mất sau khi sinh con hoặc họ ngừng dùng thuốc tránh thai.

Nám da thường bắt đầu vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Triệu chứng nám da khi mang thai

 

Triệu chứng chính của nám da là da trên mặt bị sẫm màu. Bạn có thể nhận thấy các mảng hoặc đốm sẫm màu trên trán, má, cằm hoặc quanh miệng. Những khu vực này có thể trở nên sẫm màu hơn khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn hoặc càng gần cuối thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân gây nám da khi mang thai

 

Tăng sắc tố da khi mang thai là rất phổ biến. Bạn có thể nhận thấy núm vú/quầng vú, nách hoặc bộ phận sinh dục của mình trở nên sẫm màu hơn. Bạn có thể thấy một đường (linea nigra) kéo dài từ vùng mu trên bụng, hoặc da sẫm màu trên khắp cơ thể. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố.

Thay đổi nội tiết tố, cụ thể là sự dư thừa estrogen và progesteron là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nám da khi mang thai. Ngoài ra, các mảng tối trên mặt có thể trầm trọng hơn do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da hoặc phương pháp điều trị và thậm chí là do di truyền. Nám da cũng có thể trở nên trầm trọng hơn do sự mất cân bằng nội tiết tố có thể xuất hiện ngay cả trước khi mang thai.


Một số biện pháp giúp ngăn ngừa nám cho bà bầu trong và sau sinh

 

Thật tế là một số mẹ bầu tự nhiên hết nám sau khi sinh, do nội tiết tố cơ thể đã được cân bằng trở lại, các hắc tố bình ổn làm da sáng màu hơn. Tuy nhiên cái đó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.  Nám không có hại nên bạn không cần làm gì cả. Nhưng nếu bạn không thích vì nó làm bạn kém sắc hơn, đây là một số mẹo để ngăn chặn hoặc giảm thiểu nó.

  • Tìm bóng râm

Vì mặt trời có thể kích hoạt sự phát triển của nhiều sắc tố hơn, nên bạn nên tránh xa các tia nắng mặt trời, đặc biệt là trong thời gian dài.

Nếu bạn đang tập thể dục, hãy cố gắng tránh những giờ nắng cao điểm trong khu vực của bạn, thường là vào giữa ngày. Đi ra ngoài vào sáng sớm hoặc muộn hơn vào buổi tối khi mặt trời xuống thấp.

  • Dùng kem chống nắng

Tránh ánh nắng mặt trời là cách chắc chắn nhất để làn da của bạn trở lại bình thường. Nám da có thể vẫn còn và nặng hơn nếu bạn tiếp tục tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.

Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (công thức bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB) với chỉ số SPF từ 30 trở lên mỗi ngày, bất kể trời nắng hay không. Học viện Da liễu Hoa Kỳ cảnh báo rằng làn da của bạn tiếp xúc với một lượng đáng kể tia cực tím quanh năm, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Thoa kem chống nắng là rất quan trọng, ngay cả khi bạn không dành nhiều thời gian ở ngoài nắng, hãy bôi kem chống nắng lên mặt hàng ngày như một phần thói quen buổi sáng của bạn. Thoa lại khoảng hai giờ một lần nếu bạn ở bên ngoài.

Bất cứ khi nào bạn ở ngoài trời, hãy che chắn và đội mũ có vành cũng như mặc áo sơ mi dài tay nếu bạn bị tăng sắc tố trên cánh tay. Hạn chế thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Đó là khi mức độ tiếp xúc với chỉ số UV cao nhất.

  • Trang bị đầy đủ trước khi ra ngoài

Một lựa chọn khác để che nắng là quần áo có hoặc không có khả năng chống tia cực tím, chẳng hạn như áo khoác chống nắng. Ngay cả khi trời nắng gắt, không kịp thoa kem chống nắng, quần áo vẫn có thể bảo vệ làn da của bạn.

Còn khuôn mặt thì sao? Mũ rộng vành là người bạn tốt nhất của bạn. Và đừng quên một cặp kính râm thời trang – càng to càng tốt.

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ

Sữa rửa mặt, kem dưỡng da và serum gây kích ứng da có thể làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với làn da mẫn cảm trong thời gian mang thai. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ. Hãy tìm trên nhãn những từ như “không gây mụn”, “nhạy cảm”, “không chứa hương liệu” hoặc “được bác sĩ da liễu chấp thuận” sử dụng an toàn cho mẹ bầu.

Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ dưỡng da ngừa nám khi mang thai

Phương pháp điều trị nám da khi mang thai và sau sinh hiệu quả

 

Điều trị nám da sẽ khó nếu là nám sâu có chân nám bám sâu vào tế bào da. Đối với nám da khi mang thai, có thể sẽ mờ dần sau khi sinh. Tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa và nội tiết tố của từng người mà nám có thể không hết. Nếu các mảng nám không mờ đi, thì có 2 phương pháp để điều tr:

  1. Phương pháp loại bỏ:

Phương pháp này được thực hiện bằng liệu pháp laser, với ánh sáng cường độ lớn phá hủy hắc tố hay peel da hóa học. Phương pháp peel này sử dụng giải pháp axit (Glycolic axit (AHA)) bôi lên vùng da bị bệnh để loại bỏ lớp da trên bề mặt. Quá trình này ban đầu sẽ gây ra các vết giộp. Một khi các vết giộp đã lành, làn da mới và đều màu sẽ được hiện ra ở bên dưới.

Tuy nhiên phương pháp loại bỏ này có thể để lại các tác dụng phụ như viêm da, đau rát hay thậm chí là bỏng giộp.

Liệu pháp laser, với ánh sáng cường độ lớn phá hủy hắc tố nám hiệu quả

  1. Phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp này được hiểu là dùng các sản phẩm đặc trị để loại bỏ nám. Để điều chỉnh được màu da, một số các sản phẩm chăm sóc da và dược phẩm đã được chế tạo trong những năm gần đây. Những sản phẩm này thường chứa một hoặc nhiều chất sau đây:

  • Hydroquinone 2-4% : Nồng độ sẽ tùy thuộc vào tình trạng nám của mỗi người. Có thể mang lại kích ứng tùy vào da.
  • Arbutin: có tác dụng làm trắng và là nguồn tự nhiên của hydroquinone. Mặc dù chúng yếu và ít hiệu quả hơn hơn hydroquinone nhưng rất an toàn.
  • Glycotic Axit: sử dụng bởi các bác sĩ da liễu để tẩy da hóa học
  • Kojic Axit: là chất ngăn chặn quá trình sản sinh hắc tố da
  • Dẫn xuất vitamin C: được chứng minh tương đối có tác dụng trong việc chống lại chứng tăng sắc tố da và được sử dụng kết hợp với các thành phần hợp tính khác,
  • Retinoic axit: tương đối hiệu quả nhưng đều có thể gây tác dụng phụ bao gồm rát da và dẫn đến việc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nghiêm trọng

XEM THÊM: Chi tiết liệu trình trị nám & tàn nhang hiệu quả

 

Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn cho mình một hay nhiều phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng nám. Vì vậy, trong quá trình mang thai, hoặc bạn đang cho con bú, thậm chi dự định có thai lại trong thời gian tới, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và luôn kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị không kê đơn nào.

Tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, đặc biệt là tăng cường chống nắng cũng góp phần làm giảm tình trạng nám. Hãy kiên nhẫn để đánh bại nám da khi mang thai và sau sinh bạn nhé!

//]]>
DMCA.com Protection Status