Da bạn bỗng nhiên nổi những nốt mụn nhỏ li ti đỏ ở chân. Vùng bikini nổi vài nốt sần đỏ nhức, ngứa. Có thể bạn đã bị viêm nang lông rồi đấy. Nang lông bị viêm do nhiễm khuẩn từ khăn lau không được làm sạch, mất cân bằng pH,..Để hiểu rõ hơn về viêm nang lông và các tác nhân dễ gây viêm nang lông là gì? Hãy cùng Dr. Như tham khảo bài viết này.


Tổng quan về viêm nang lông

 

Viêm nang lông là gì?

 

Viêm nang lông là hiện tượng nang lông bị viêm. Nguyên nhân thường được gây ra bởi nhiễm vi khuẩn. Viêm nang lông gây ra những vết sưng nhỏ hoặc sần sùi hình thành trên da của bạn. Một số vết sưng có thể là mụn mủ – những vùng nổi lên có chứa mủ – và có thể giống mụn nhọt. Chúng có thể có màu đỏ, trắng hoặc vàng. Chúng có thể đi kèm với:

  • Đau nhức
  • Ngứa
  • Sưng tấy

Viêm nang lông nhẹ có thể sẽ tự lành mà không để lại sẹo sau vài ngày nếu bạn chăm sóc tốt. Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị, nhiễm trùng nặng có thể gây rụng tóc vĩnh viễn và để lại sẹo.

Các vị trí  dễ bị viêm nang lông

 

  • Viêm nang lông trên mặt

Bệnh ở vùng da mặt thường do trứng cá bội nhiễm, … Triệu chứng thường thấy là da nổi mụn đầu trắng, đầu đỏ hoặc đầu đen, đồng thời bị ngứa và mẩn đỏ, lông mọc ngược vào trong. Vùng da này xuất hiện mụn viêm đỏ, nằm rải rác hoặc kết thành từng đám. Bệnh dai dẳng, tái phát nhiều lần, khó chữa dứt điểm.

  • Viêm nang lông trên da đầu

Viêm nang lông vùng da đầu (còn gọi là viêm nang tóc, viêm chân tóc) . Bệnh phổ biến ở những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, nóng ẩm, da đầu dầu.
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài, hoặc mắc bệnh lao, suy thận mạn tính, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch,… là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
Ngoài ra, gội đầu quá nhiều, nhất là dầu gội trị gàu mạnh làm mất lớp ceramide bảo vệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm gây bệnh. Viêm nang da dầu diễn tiến dai dẳng, khó trị dứt điểm, bệnh mạn tính có thể gây mất ngủ, suy nhượt…

  • Viêm nang lông vùng kín

Bệnh viêm nang vùng kín có thể do: tẩy lông vùng kín, vệ sinh không sạch sẽ, do cơ địa tuyến nang lông hoạt động mạnh, do dị ứng với sản phẩm làm sạch hoặc chăm sóc, do mặc đồ lót quá chật, mặc đồ khi còn ẩm, lớp sừng trên da dày,…
Bị viêm nang vùng kín gây khó chịu, đau rát, ngứa ngáy cho người bệnh.

  • Viêm nang lông vùng lưng- đùi- mông

Nguyên nhân gây viêm nang vùng này là do nhiễm vi khuẩn, tụ cầu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, dị ứng hoặc ma sát thường xuyên với chất liệu quần áo thô cứng, kém thấm hút mồ hôi,…
Mụn viêm nang ở lưng gây ngứa ngáy khó chịu, năng hơn sẽ thành nhọt, định râu, khi khỏi sẽ để lại sẹo, vết thâm đen. Viêm nang vùng lưng cần được xử lý sớm, đúng cách để tránh phát triển thành mạn tính .
Ngoài ra, viêm nang cũng có thể gặp ở mông, chân do tẩy lông không đúng cách, nhiễm trùng, nấm sợi,…

Viêm nang lông có rất nhiều triệu chứng và có thể xuất hiện trên các vùng da mặt, lưng, cổ, tay chân, ngực…

Các tác nhân gây viêm nang lông

 

Tác nhân bên trong:

  • Tuyến dầu sản xuất quá mức:Dầu nhờn trên da mặt có chức năng cân bằng độ ẩm cho da. Tuy nhiên một vài chức năng rối loại trong cơ thể làm cho quá trình sản xuất dầu nhờn quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gây bí lỗ chân lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Chất nhờn dư thừa tích tụ ở năng lông, vi khuẩn xâm nhập và trú ngự dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Mất cân bằng độ pH (độ axit): Tình trạng độ pH của da quá cao hoặc quá thấp so với mức tối ưu này đều sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên gồm các chất dưỡng ẩm, vi khuẩn và dầu trên da. Khi da có tính axit cao hơn mức tối ưu, lợi khuẩn không còn kiểm soát được hại khuẩn cũng như khó chống lại các tình trạng viêm nhiễm.

Tác nhân bên ngoài cơ thể

 

Viêm nang lông nguyên nhân chủ yếu là nang lông bị vi khuẩn tấn công và gây viêm. Staphylococcus aureus (tụ cầu trùng) là nguyên nhân truyền nhiễm phổ biến nhất của viêm nang lông. Ngoài ra, vi khuẩn gram âm, Proteus, Pseudomonas, nấm men, nấm sợi, virus herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex,… cũng gây viêm nang lông.

Tác nhân bên ngoài chủ yếu là do tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn như ngâm bồn nước nóng, hồ bơi không sạch sẽ, trầy xước hoặc mồ hôi hầm bí.

ngâm bồn nước nóng có thể gây viêm nang lông do nhiễm khuẩn


Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm nang l
ông

 

Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm nang long. Những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một người.

  • Mặc quần áo bó sát mồ hôi
  • Chạm, chà xát hoặc gãi da thường xuyên
  • Tiền sử bệnh tiểu đường
  • Sử dụng kháng sinh lâu dài
  • Cạo râu thường xuyên không dùng bọt cạo
  • Sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi không sạch sẽ
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng khả năng bị nhiễm trùng của bạn, chẳng hạn như HIV hoặc ung thư
  • Thừa cân hoặc béo phì

Có thể bạn quan tâm: Viêm nang lông: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả


Các biện pháp phòng
ngừa viêm nang lông hiệu quả tại nhà

 

Bạn có thể cố gắng ngăn ngừa viêm nang lông bằng các mẹo sau:

  • Làm sạch da thường xuyên: Sử dụng khăn mặt và khăn tắm sạch. Không dùng chung với người khác
  • Giặt giũ thường xuyên: Sử dụng nước xà phòng nóng để giặt khăn tắm, khăn lau mặt và bất kỳ đồng phục hay quần áo nào bị thấm mồ hôi
  • Tránh ma sát mạnh lên da của bạn: Bảo vệ làn da dễ bị viêm nang lông khỏi ma sát do ba lô, mũ bảo hiểm và quần áo chật.
  • Làm khô găng tay cao su của bạn giữa các lần sử dụng: Nếu bạn đeo găng tay cao su thường xuyên, sau mỗi lần sử dụng, hãy lộn ngược chúng ra ngoài, rửa bằng xà phòng, rửa sạch và lau khô.
  • Tránh cạo râu, nếu có thể: Đối với những người bị viêm nang lông trên mặt, mọc râu có thể là một lựa chọn tốt. Đảm bảo tình trạng viêm hết hoàn toàn.
  • Cạo râu cẩn thận: Nếu bạn cạo râu, hãy áp dụng những thói quen này để giúp kiểm soát các triệu chứng:
    • Giảm tần suất cạo
    • Rửa sạch da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ (Cetaphil, CeraVe, các loại khác) trước khi cạo râu
    • Sử dụng khăn mặt hoặc miếng rửa mặt theo chuyển động tròn nhẹ nhàng để nâng các sợi lông bám vào trước khi cạo
    • Thoa một lượng kem cạo râu trước khi cạo râu
    • Cạo theo chiều lông mọc
    • Tránh cạo quá gần bằng cách sử dụng dao cạo điện hoặc lưỡi dao được bảo vệ và không kéo căng da
    • Sử dụng một lưỡi dao sạch, sắc và rửa bằng nước ấm sau mỗi lần cạo
    • Tránh cạo cùng một khu vực nhiều hơn hai lần
    • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu
    • Tránh dùng chung dao cạo râu, khăn tắm và khăn lau mặt
  • Nếu bạn biết rằng một tình trạng khác ngoài viêm nang lông đang gây ra các triệu chứng của bạn, hãy điều trị tình trạng đó. Ví dụ, đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis) có thể gây viêm nang lông. Bạn có thể cố gắng ngăn chặn điều này bằng cách thay quần áo thấm mồ hôi, tắm hàng ngày và sử dụng chất chống mồ hôi.
  • Chỉ sử dụng bồn nước nóng sạch. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh cũng đề nghị rằng sau khi ra khỏi nước, bạn nên cởi bỏ áo tắm và tắm bằng xà phòng. Sau đó, giặt áo tắm của bạn. Nếu bạn sở hữu bồn tắm nước nóng, hãy vệ sinh thường xuyên và thêm clo theo khuyến cáo.
  • Nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn. Nếu bệnh viêm nang lông của bạn thường xuyên quay trở lại,. Bạn có thể cần dùng thuốc mỡ kháng khuẩn theo toa trong 5 ngày. Và bạn có thể cần sử dụng sữa tắm có chứa chlorhexidine (Hibiclens, Hibistat, những loại khác).

Viêm nang lông không hẳn là khó trị nếu như bạn ngăn ngừa và thay đổi thói quen tốt từ bây giờ. Làm sạch da ngăn ngừa dầu nhờn tích tụ, giặt khăn mặt mỗi ngày để vi khuẩn không có cơ hội tích tụ, cạo râu đúng chiều và luôn dùng bọt trước khi cạo,…Tất cả những điều này sẽ góp phần giúp bạn tránh xa viêm nang lông. Nếu bạn đang bị thi cũng đừng lo mà hãy cẩn trọng quan sát mức độ nặng nhẹ của nó để khắc phục. Trường hợp viêm nổi mụn mũ đau nhức thì bạn nên liên hệ bác sĩ da liễu để vùng viêm tránh lây lan.

Hãy gọi ngay hotline 0297 361 3161 nếu bạn có bất cứ vấn đề về viêm nang lông, các chuyên gia tại Dr.Như Beauty sẽ tư vấn và giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả.

 

//]]>
DMCA.com Protection Status